Halink Software https://halinksoftware.vn Thiết kế phần mềm theo yêu cầu Mon, 14 Oct 2024 02:36:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://halinksoftware.vn/wp-content/uploads/2023/06/cropped-halink-fav-512-32x32.png Halink Software https://halinksoftware.vn 32 32 Web App là gì? Phân biệt website và web app https://halinksoftware.vn/web-app-la-gi-phan-biet-website-va-web-app/ Fri, 11 Oct 2024 04:57:48 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1575 Có bao giờ bạn tự hỏi, cùng là trang web. Tại sao có những website chỉ đơn giản là cung cấp thông tin, tương tác một chiều. Trong khi đó có những web lại tương tác được hai nhiều, thậm chí còn thực hiện nhiều chức năng cao cấp khác. Rất có thể, bạn đang nhầm lẫn giữa website và web app đấy. Cùng Halink tìm hiểu web app là gì? Phân biệt website và web app trong bài này nhé!

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang web và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung. Có thể hiểu, website là những trang tĩnh, gần như không có tương tác. Thường chỉ có những chức năng đơn thuần như cung cấp thông tin một chiều.

Website truyền thống vẫn rất phổ biến và thường gặp như: website tin tức, thời tiết, các blog chia sẻ kiến thức,… 

website

Web app là gì? 

Web app ( Web application) là một loại phần mềm được thiết kế để chạy trực tiếp trên trình duyệt web. Web app thực hiện được nhiều chức năng như phần mềm nhưng không cần phải cài đặt hay tải về. Bạn chỉ cần mở trình duyệt lên và nhập địa chỉ URL rồi sử dụng như một website thông thường.

Trên thực tế, có thể bạn vẫn thường xuyên sử dụng web app mà không hề hay biết. Ví dụ như: Facebook, Gmail, Google Docs phiên bản web hay các ứng dụng chỉnh sửa ảnh trực tuyến như Canva. Những ứng dụng cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ hơn so với website truyền thống. Tất cả đều là web app

Phân biệt website và web app

Thực ra việc nhầm lẫn giữa website và web app không có gì là lạ. Bởi vốn dĩ, cả hai đều tồn tại trên nền tảng web và có ranh giới rất mờ nhạt. Tuy nhiên, việc nhận diện sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn nhìn vào các đặc điểm sau: 

1-  Dựa vào mục đích

    • Website: Chủ yếu dùng để cung cấp thông tin, quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Người dùng chủ động tìm kiếm thông tin.
    • Web app: Dùng để thực hiện các tác vụ, tương tác trực tiếp với dữ liệu. Người dùng thường có một mục tiêu cụ thể khi sử dụng.

mục đích sử dụng webapp

2 – Dựa vào khả năng tương tác

    • Website: Tương tác hạn chế, chủ yếu thông tin một chiều hoặc qua các liên kết, form đơn giản.
    • Web app: Tương tác cao, khả năng tương tác 2 chiều. Cho phép người dùng tạo, sửa, xóa dữ liệu, tương tác với các thành phần khác trên giao diện

khả năng tương tác

3 – Dựa vào tính năng

    • Website: Thường chỉ tích hợp các tính năng cơ bản để lưu trữ và cung cấp thông tin. Điều này có nghĩa là website chủ yếu tập trung vào việc hiển thị nội dung một cách tĩnh hoặc tương tác đơn giản.
    • Web app: Có khả năng tích hợp cao với nhiều tính năng phức tạp. Điều này cho phép web app làm việc linh hoạt và hoạt động như một phần mềm thực thụ

tính năng website

 

4 – Dựa vào yêu cầu truy cập

    • Website: Thông thường website sẽ không yêu cầu xác thực thông tin người dùng. Tức là bạn có thể sử dụng mà không cần đăng ký, đăng nhập tài khoản.
    • Web app: Vì web app cung cấp những tính năng phức tạp và xử lý nhiều dữ liệu hơn. Do đó, việc yêu cầu xác nhận thông tin khi sử dụng web app là điều cần thiết. Bạn thường sẽ phải đăng ký và đăng nhập tài khoản nếu muốn sử dụng các tính năng của web app

truy cập web app

Khi nào nên chọn website, khi nào nên dùng web app

Việc lựa chọn giữa website và web app phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục tiêu, ngân sách và yêu cầu cụ thể của dự án. Bạn có thể cân nhắc sử dụng website hoặc web app khi:

  • Website: Thích hợp cho các doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu, cung cấp thông tin cho khách hàng.
  • Web app: Thích hợp cho các ứng dụng đòi hỏi tính tương tác cao, cần xử lý dữ liệu lớn, cần cập nhật thông tin thường xuyên (ví dụ: phần mềm quản lý, mạng xã hội, ứng dụng kinh doanh,…).

Web app càng tích hợp nhiều tính năng, càng phức tạp thì việc thiết kế càng khó khăn và đòi hỏi cao về kỹ thuật. Do đó, việc lựa chọn đơn vị thiết kế web app là vô cùng quan trọng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viết phần mềm theo yêu cầu, Halink Software sẽ là đơn vị đồng hành đáng tin cậy giúp bạn tạo ra những web app chất lượng. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế web app theo yêu cầu, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6319 để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!

 

]]>
Top 10 công ty phần mềm uy tín tại Việt Nam https://halinksoftware.vn/top-10-cong-ty-phan-mem-uy-tin-tai-viet-nam/ Fri, 11 Oct 2024 04:05:09 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1600 Thị trường phần mềm Việt Nam đang ngày càng sôi động và phát triển. Vậy đâu là những cái tên đáng tin cậy để trở thành đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp? Cùng điểm mặt top 10 công ty phần mềm uy tín tại Việt Nam trong bài viết này nhé!

Top 10 công ty phần mềm uy tín tại Việt Nam

FPT Software (FSoft) 

FPT Software (FSoft) là công ty phần mềm uy tín quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988, FPT Software đã có hành trình phát triển vô cùng ấn tượng. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty có hơn 57 chi nhánh văn phòng trên toàn thế giới. FPT Software Cung cấp phần mềm cho hơn 20 quốc gia như: Malaysia, Đức, Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Thái Lan,…. 

Lĩnh vực hoạt động chính: : Thiết kế phần mềm, tư vấn công nghệ, giải pháp số,…

Các sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Thiết kế phần mềm theo yêu cầu, cung cấp giải pháp chuyển đổi số, ứng dụng di động, trí tuệ nhân tạo, đám mây,…

Địa chỉ tại Việt Nam : Có trụ sở chính tại Tòa nhà FPT, số 17 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều chi nhánh tại Đà Nẵng, HCM, Cần Thơ,…

FPT Software

CMC Global

CMC Global là một đơn vị chủ lực của tập đoàn công nghệ CMC Corporation. Được thành lập chính thức vào năm 2017. CMC Global tập trung vào việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ CNTT ra thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, CMC Global được coi là một “ông lớn” trong lĩnh vực phần mềm. Đây cũng là đối tác chiến lược của nhiều dự án lớn trong và ngoài nước

Lĩnh vực hoạt động chính: Phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống, tư vấn công nghệ,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Giải pháp quản lý doanh nghiệp, giải pháp chuyển đổi số, dịch vụ điện toán đám mây,…

Địa chỉ tại Việt Nam : Trụ sở chính ở tầng 7 – 10, Tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy. Ngoài ra còn có chi nhánh ở Đà Nẵng, HCM và Nhật Bản,…

CMC

Viettel Software

Không chỉ là nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, Viettel còn là một tập đoàn công nghệ đa ngành, trong đó có mảng phần mềm. Với nền tảng vững chắc từ tập đoàn mẹ, Viettel Software đã nhanh chóng khẳng định vị thế là công ty phần mềm uy tín hàng đầu. Đây là một trong những công ty đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại Việt Nam. Đồng thời, là đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp quốc tế.

Lĩnh vực hoạt động chính: Viễn thông, gia công phần mềm, điện tử viễn thông, giải pháp số,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Giải pháp phần mềm, giải pháp an ninh mạng, dịch vụ điện toán đám mây,…

Địa chỉ tại Việt Nam : Trụ sở chính tại tầng 4-5, Tòa nhà Thành Công, 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Viettel Software

 

KMS Technology

KMS Technology được thành lập vào năm 2009. Công ty phần mềm có trụ sở chính tại Mỹ và các trung tâm phát triển tại Việt Nam, Mexico. KMS Technology hiện là đối tác của hơn 130 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thị trường chính của công ty này là Hoa Kỳ và Canada, với doanh thu hàng năm từ 20 triệu USD. Đây cũng là công ty phần mềm uy tín nhận được nhiều giải thưởng danh giá

Lĩnh vực hoạt động chính: Gia công phần mềm, phát triển phần mềm,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Phát triển ứng dụng web, ứng dụng di động, tích hợp hệ thống,…

Địa chỉ tại Việt Nam : 123, Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

KMS

 

Halink Software 

Halink Software là công ty phần mềm uy tín và dày dặn kinh nghiệm tại Việt Nam. Công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm toàn diện cho đa lĩnh vực. Suốt hơn 11 năm hoạt động, Halink Software luôn là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Halink đã khẳng định được vị thế của mình thông qua việc mang đến sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp.

Lĩnh vực hoạt động chính: Thiết kế phần mềm, tư vấn và cung cấp giải pháp chuyển đổi số,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Giải pháp quản lý doanh nghiệp, giải pháp thương mại điện tử, giải pháp chuyển đổi số và dịch vụ điện toán đám mây,…

Địa chỉ tại Việt Nam : Tầng 4, Tòa nhà DTEC TOWER – Số 6 Phan Chu Trinh, P.Tân Thành, Q.Tân Phú, TP.HCM

Halink Software Social

TMA Solutions

TMA Solutions cũng là một trong những công ty phần mềm uy tín tại Việt Nam. Được thành lập năm 1997, tính đến nay, TMA đã trải qua hơn 27 năm phát triển vững mạnh. TMA đã xây dựng được đội ngũ hơn 4000 kỹ sư cùng hệ thống chi nhánh trong và ngoài nước. Hiện tại, TMA được biết đến là đối tác của hơn 100 khách hàng từ 30 quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực hoạt động: Tích hợp hệ thống, xuất khẩu phần mềm. Tư vấn và cung cấp giải pháp phần mềm, dịch vụ viễn thông,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Giải pháp phần mềm đa ngành như: Tài chính, logistic, giáo dục, sức khỏe y tế,…

Địa chỉ tại Việt Nam: Đường số 10, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), 1 Tô Ký, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

TMA

 

Rikkeisoft

Rikkeisoft là công ty công nghệ thông tin tại Việt Nam được thành lập vào năm 2012. Với sự dẫn dắt của các founder trẻ tài năng, Rikkeisoft đã nhanh chóng phát triển và được nhiều người biết đến.  Rikkeisoft hiện là công ty phần mềm uy tín có trụ sở chính tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn có các các chi nhánh tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Nhật Bản,…Rikkeisoft luôn nhận được đánh giá cao từ các đối tác trong và ngoài nước.  

Lĩnh vực hoạt động: Gia công phần mềm, cung ứng những giải pháp thiết kế đặc thù của doanh nghiệp,… 

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Dịch vụ IT ( Phát triển phần mềm, quản lý chất lượng, chuyển giao hệ thống), giải pháp kỹ thuật số,…

Địa chỉ tại Việt Nam: Tầng 21, Toà nhà Handico, đường Phạm Hùng, KĐT mới Mễ Trì Hạ, P.Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội, Hà Nội

 

RIK

Tinh Vân Group

Được thành lập từ năm 1997, Tinh Vân Group tiền thân là Trung tâm Thí nghiệm Mạng Netlab. Trải qua hơn 27 năm hình thành và phát triển, công ty không ngừng mở rộng quy mô. Chỉ từ 3 sáng lập viên đầu tiên, đến nay Tinh Vân đã có đến 5 công ty thành viên. Xứng đáng là một trong những đơn vị tiên phong, Tinh Vân luôn nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng và đối tác. 

Lĩnh vực hoạt động: Phát triển, gia công và xuất khẩu phần mềm. Dịch vụ tư vấn CNTT và truyền thông số,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Gia công phần mềm và BPO; Tư vấn Chiến lược CNTT; Tư vấn triển khai ERP,…

Địa chỉ tại Việt Nam: Tầng 8, Khách sạn Thể Thao, Làng Sinh viên Hacinco, 79 Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tinh Vân

 

Savvycom

Savvycom cũng là một cái tên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong hành trình chuyển đổi số. Công ty nổi bật với các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm chất lượng. Sau hơn 15 năm hoạt động, Savvycom đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

Lĩnh vực hoạt động: Giải pháp phần mềm & tư vấn, triển khai chuyển đổi số,…

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật: Tư vấn chuyển đổi số và giải pháp phần mềm trong lĩnh vực tài chính, y tế và bán lẻ,…

Địa chỉ tại Việt Nam: Tầng 7, tháp B Sky Park, Số 3 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

 

Savvycom

NashTech

Nash Tech trước đó là Harvey Nash Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Harvey Nash từ Anh Quốc. Được thành lập năm 1998, NashTech với nền tảng vững chắc ngày càng mở rộng quy mô. Hiện tại, công ty sở hữu nhiều chi nhánh với đội ngũ nhân viên hùng mạnh đến hàng nghìn người. Vậy nên không lạ gì khi NashTech là cái tên được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. 

Lĩnh vực hoạt động:  Tư vấn giải pháp và phát triển phần mềm tùy chỉnh cho nhiều lĩnh vực cùng dịch vụ IT toàn diện

Sản phẩm/dịch vụ nổi bật:  Tư vấn giải pháp quy trình kinh doanh và phát triển phần mềm. Bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng và quản lý chất lượng, kiểm thử phần mềm.

Địa chỉ tại Việt Nam: Tòa nhà E.town, Lầu 3, số 364, đường Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Nash Tech

Vừa rồi là danh sách top 10 công ty phần mềm uy tín tại Việt Nam. Hi vọng rằng bạn sẽ tìm được đối tác phù hợp để đồng hành trên con đường chuyển đổi số cho doanh nghiệp

]]>
5 lưu ý khi sử dụng các phần mềm miễn phí https://halinksoftware.vn/5-luu-y-khi-su-dung-cac-phan-mem-mien-phi/ Sun, 06 Oct 2024 11:59:04 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1530 Để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp, chủ shop lựa chọn sử dụng các phần mềm không mất phí. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trước mắt, phần mềm miễn phí cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Vậy nên, để tránh khỏi những rủi ro không đáng có, hãy là người dùng thông thái bằng cách nắm vững 5 lưu ý khi sử dụng các phần mềm miễn phí dưới đây

Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng phần mềm miễn phí

Rủi ro về bảo mật, mất dữ liệu

Phần mềm miễn phí, đặc biệt là những phần mềm tải từ nguồn không uy tín thường có lỗ hổng bảo mật hoặc chứa virus, mã độc. Khi cài đặt, nó có thể xâm nhập vào hệ thống và làm mất những dữ liệu quan trọng

Thậm chí, hacker có thể lợi dụng điều này để đánh cắp thông tin hay kiểm soát hoạt động bạn. Điều này có thể gây tổn hại đến uy tín, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận doanh nghiệp.

rủi ro bảo mật

Rủi ro do vấn đề kỹ thuật

Nhiều phần mềm miễn phí được tung ra thị trường với mục đích dùng thử, trải nghiệm. Do đó, có thể có nhiều tính năng chưa được hoàn thiện. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong quá trình tính toán, hoạt động. Nếu người dùng chủ quan, không kiểm tra lại có thể gây thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các phần mềm miễn phí cũng thường bị giới hạn về tính năng. Khó đáp ứng nhu cầu và không phù hợp với doanh nghiệp 

Không được hỗ trợ khi xảy ra sự cố

Phần mềm miễn phí hoàn toàn thường không đi kèm với dịch vụ hỗ trợ. Do đó, khi gặp sự cố phần mềm, người dùng sẽ không biết phải xử lý như thế nào. Điều này sẽ gây khó khăn, bất cập trong quá trình sử dụng. Tệ hơn là gây đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

sự cố phần mềm

Rủi ro do phụ thuộc vào nhà phát triển

Nhà phát triển có thể ngừng hỗ trợ và phát triển phần mềm miễn phí bất cứ lúc nào. Nếu không có sự chuẩn bị, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Bạn sẽ tìm kiếm giải pháp mới và xây dựng lại từ đầu. Việc mở rộng và nâng cấp cũng phụ thuộc hoàn toàn vào nhà phát triển.

Chi phí phát sinh, chi phí ẩn

Nhiều phần mềm chỉ miễn phí dùng thử hoặc miễn phí một vài chức năng nhất định. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ, người dùng sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí để duy trì sử dụng. Thậm chí, chi phí này có thể nhiều hơn dự tính và khó kiểm soát. 

Còn nếu không, bạn sẽ phải chuyển đổi sang phần mềm khác. Quá trình này thường sẽ khó khăn, phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức

 

5 lưu ý khi sử dụng các phần mềm miễn phí

Để tránh được những rủi ro không đáng có kể trên. Khi lựa chọn và sử dụng những phần mềm miễn phí, hãy lưu ý kỹ 5 điều dưới đây:

1. Chỉ tải và sử dụng phần mềm có nguồn gốc uy tín

Đối với phần mềm, nguồn gốc là cực kỳ quan trọng. Chỉ tải phần mềm từ trang web chính thức của nhà phát triển hoặc nguồn gốc uy tín. Tuyệt đối không nên tải phần mềm từ các đường link lạ mà người khác cung cấp. Đặc biệt, nói KHÔNG với những phần mềm crack nhé!

Ngoài ra, trước khi tải nên tham khảo các đánh giá, bình luận từ người dùng khác. Điều này có thể giúp bạn chọn lọc được những phần mềm miễn phí chất lượng.

tải phần mềm miễn phí

2. Đọc kỹ điều khoản quyền riêng tư và bảo mật

Nhiều người thường xem nhẹ và bỏ qua bước này. Nghĩa là bạn đang vô tình cho phép phần mềm thu thập và sử dụng dữ liệu một cách tùy ý. Việc này có thể dẫn đến những hệ lụy về rò rỉ thông tin và bảo mật dữ liệu

Hãy đọc kỹ những điều khoản để biết phần mềm sẽ thu thập những thông tin gì và sử dụng chúng như thế nào. Đừng cài đặt nếu cảm thấy phần mềm thu thập dữ liệu quá mức và dùng không rõ mục đích. Không cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân cho phần mềm nếu không cần thiết.

quyền riêng tư và bảo mật

3. Tìm hiểu kỹ về các chi phí có thể phát sinh

Đừng để 2 chữ miễn phí trước mắt đánh lừa. Vì không phải phần mềm miễn phí nào cũng miễn phí toàn bộ. Một số phần mềm chỉ miễn phí dùng thử trong thời gian nhất định. Một số khác lại thường xuyên phát sinh chi phí ẩn như: Chi phí mở khóa chức năng, phí bảo trì, phí lưu trữ,…

Những chi phí này có thể nằm ngoài dự toán khiến cho bạn không thể kiểm soát. Do đó, hãy nắm rõ các loại chi phí có thể phát sinh trước khi tải nó về. 

chi phí

4. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật

Để tránh sai sót và kịp thời xử lý sự cố, hãy thường xuyên kiểm tra phần mềm, đặc biệt là những phần mềm miễn phí. Đừng chủ quan và phụ thuộc quá vào phần mềm. 

Kiểm tra và sao lưu dữ liệu định kỳ để phòng ngừa những rủi ro không đáng có. Đừng quên cập nhật phần mềm để cải thiện hiệu năng và khắc phục lỗi nhé!

cập nhật phần mềm

5. Đừng chỉ nhìn vào chi phí

Cuối cùng, đừng để chi phí chi phối quyết định của bạn. Phần mềm miễn phí chỉ tốt khi nó phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của bạn. Hãy cân nhắc đến cả chi phí vận hành và hiệu quả mà nó mang lại

Suy cho cùng, bạn sử dụng phần mềm để tối ưu hoạt động kinh doanh. Vậy nên nếu những phần mềm miễn phí không đáp ứng được nhu cầu, thậm chí tồn tại nhiều bất cập. Hãy cân nhắc đến những lợi ích lâu dài thay vì chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt

Bạn có thể mạnh dạn sử dụng phần mềm trả phí hoặc thậm chí đầu tư thiết kế phần mềm cho riêng doanh nghiệp của bạn. Miễn là nó xứng đáng với hiệu quả mang lại và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp

lợi ích và chi phí

Halink Software – đơn vị thiết kế phần mềm theo yêu cầu

Nếu bạn cần thiết kế phần mềm theo yêu cầu với chi phí hợp lý? Halink Software sẽ đồng hành cùng bạn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế phần mềm, Halink Software thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Từ đó, đem đến những phần mềm chất lượng, dịch vụ uy tín, tận tâm với chi phí tối ưu nhất. Liên hệ 1800 6319 để được Halink Software tư vấn và báo giá nhé!

]]>
5 chức năng cần có của một phần mềm nhân sự https://halinksoftware.vn/5-chuc-nang-can-co-cua-mot-phan-mem-nhan-su/ Fri, 27 Sep 2024 09:06:39 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1478 Quản lý nhân sự là công việc phức tạp, rất cần sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ. Tuy nhiên, để tìm được một phần mềm nhân sự phù hợp không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần hiểu rõ được những chức năng cốt lõi mà phần mềm nhân sự cần có. Do đó, trong bài viết này, Halink Software sẽ chia sẻ đến bạn 5 chức năng cần có của một phần mềm nhân sự!

Phần mềm nhân sự là gì? Lợi ích khi sử dụng phần mềm nhân sự cho doanh nghiệp

Phần mềm nhân sự (HRM) là phần mềm được thiết kế để tự động hóa và hỗ trợ các công việc liên quan đến quản trị nhân sự. Ví dụ như hỗ trợ quản lý hồ sơ, chấm công, tính lương, đánh giá hiệu quả,… Giúp thực hiện tất cả các công việc này một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả 

  • Lợi ích khi sử dụng phần mềm nhân sự cho doanh nghiệp
    • – Tự động và tối ưu hóa quy trình quản trị nhân sự cho doanh nghiệp. Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả quản lý
    • – Tăng cường tính chính xác, minh bạch trong vấn đề quản lý nhân sự. Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.
    • – Cơ sở dữ liệu để có thể đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác
    • – Giảm thiểu rủi ro do sai sót trong xử lý dữ liệu, tránh đánh mất dữ liệu quan trọng
    • – Giúp cấp quản lý có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và điều chỉnh nguồn lực
    • – Tăng cường tính bảo mật, bảo đảm an toàn dữ liệu. Tránh rò rỉ thông tin quan trọng
    • – Tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, hạn chế lãng phí giấy mực

=> Tìm hiểu thêm:  Có nên sử dụng phần mềm HRM trong doanh nghiệp?

quản trị nhân sự

5 chức năng cần có của một phần mềm nhân sự

1. Quản lý thông tin nhân sự

Bất cứ phần mềm nhân sự nào cũng cần có chức năng quản lý thông tin nhân sự. Đây là nơi tập trung, lưu giữ hồ sơ, thông tin của toàn bộ nhân sự.

Không chỉ đơn giản là lưu trữ, phần mềm nhân sự còn giúp phân tích, sắp xếp dữ liệu một cách khoa học. Điều này sẽ giúp cho sự tìm kiếm dễ dàng và cập nhật. Đồng thời, cũng thuận tiện hơn trong việc theo dõi và quản lý nhân sự.

2. Quản lý chấm công, tính lương

Chức năng chấm công hỗ trợ tự động hóa công việc chấm công hàng ngày. Chức năng này có thể kết hợp với những công cụ như: Máy chấm công bằng vân tay, thẻ từ, mobile app… Giúp theo dõi chính xác thời gian làm việc và ngày nghỉ, lý do nghỉ. 

Dựa vào dữ liệu chấm công và quy chuẩn của doanh nghiệp. Phần mềm nhân sự có thể dễ dàng tính toán tiền lương, phụ cấp, thưởng phạt,… một cách nhanh chóng và chính xác. Tạo ra một bảng lương rõ ràng và minh bạch

Phần mềm nhân sự

3. Đánh giá hiệu suất nhân sự

Cho phép nhà quản trị thiết lập các tiêu chí, chỉ số đánh giá hiệu suất rõ ràng, cụ thể. Từ đó, thu thập đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đánh giá khách quan về hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Lấy đó làm cơ sở để đưa ra chế độ thưởng – phạt công bằng, minh bạch

Ngoài ra, dữ liệu sẽ được thu thập và lưu trữ theo từng tuần/quý/tháng sẽ giúp có cái nhìn tổng quan để đánh giá nhân sự trong suốt quá trình làm việc. Từ đó có chế độ đào tạo, bố trí công việc một cách hợp lý

4. Quản lý tuyển dụng 

Chức năng này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động tuyển dụng. Từ khâu đăng tuyển, phỏng vấn, theo dõi ứng viên và đưa ra quyết định cuối cùng. Tự động hóa các công việc thủ công như đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên lịch phỏng vấn. 

Hỗ trợ đắc lực cho việc sàng lọc, tuyển chọn ứng viên phù hợp một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Lưu trữ dữ liệu để dễ dàng truy xuất và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển dụng sau này.

quản lý tuyển dụng

5. Đào tạo và phát triển nhân sự

Chức năng đào tạo và phát triển cũng là một chức năng quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Chức năng này giúp doanh nghiệp lên kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động đào tạo hiệu quả. Phần mềm sẽ hỗ trợ việc xây dựng lộ trình phát triển cho từng nhân viên, theo dõi tiến độ học tập và đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo. 

Đây cũng có thể là nơi lưu trữ tài liệu chương trình đào tạo để nhân sự có thể dễ dàng truy cập học tập và phát triển năng lực.

Thiết kế PHẦN MỀM

Vừa rồi là 5 chức năng cơ bản mà một phần mềm nhân sự cần có. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp có thể tích hợp thêm nhiều chức năng tuyệt vời khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế phần mềm có thể đáp ứng được các chức năng từ cơ bản đến phức tạp thì Halink Software sẽ là một ứng cử viên sáng giá. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế phần mềm, Halink Software sẽ đem đến phần mềm nhân sự tối ưu về cả chất lượng và ngân sách. Liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6319 để được tư vấn và hỗ trợ

]]>
5 xu hướng thiết kế mobile app thành công nhất hiện nay https://halinksoftware.vn/5-xu-huong-thiet-ke-mobile-app-thanh-cong-nhat-hien-nay/ Fri, 27 Sep 2024 06:07:30 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1460 Mobile app ngày càng phát triển và trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và khả năng ứng dụng của nó. Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, để tạo ra một mobile app thành công không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn phải nắm bắt được xu hướng thiết kế mới nhất. Cùng Halink Software khám phá 5 xu hướng thiết kế mobile app thành công nhất hiện nay nhé!

Mobile app là gì? Lợi ích của mobile app đối với doanh nghiệp

Mobile app hay ứng dụng di động là phần mềm được thiết kế đặc biệt để chạy trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Thông qua mobile app, người dùng có thể sử dụng các chức năng, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi

Lợi ích của mobile app với với doanh nghiệp

  • Theo thống kê năm 2023, riêng tại việt nam, mỗi phút có hơn 10 nghìn lượt tải ứng dụng. Từ đó có thể thấy được sự phổ biến và sức mạnh của mobile app. Do đó, việc sở hữu một mobile app là cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
    • – Tăng độ tiếp cận khách hàng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu
    • – Tăng cường sự tương tác với khách hàng một cách thường xuyên và nhanh chóng.
    • – Thúc đẩy mua hàng, tăng doanh thu nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu kịp thời, mọi lúc mọi nơi. 
    • – Là một kênh marketing hiệu quả, giúp đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng
    • – Cải thiện dịch vụ khách hàng. Thông qua mobile app, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin, nhận tư vấn, hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng. 
    • – Hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng làm cơ sở giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác
    • – Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành

mobile app

5 xu hướng thiết kế mobile app thành công nhất hiện nay

1. Thực tế tăng cường – Ứng dụng công nghệ 3D và AR vào mobile app

Nhằm đem đến cái nhìn trực quan và sinh động hơn, nhiều mobile app tích hợp thực tế tăng cường. Kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo, tạo ra trải nghiệm mới mẻ, chân thực. Việc ứng dụng công nghệ 3D và AR vào mobile app đã đem lại nhiều thành công và nhận được phản ứng tích cực. Đây cũng là xu hướng được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi

  • Xu hướng mobile app được áp dụng cho các ngành:
    • Thiết kế và kiến trúc: Mô hình hóa các công trình, nội thất một cách chân thực trước khi xây dựng. Giúp người dùng có thể dễ dàng hình dung và đưa ra quyết định phù hợp.
    • Giải trí: Ứng dụng vào các game mobile giúp tăng tính sinh động, nâng cao trải nghiệm khi chơi. Tạo ra các app phim 3D với hiệu ứng đặc biệt, nhân vật hoạt hình sống động.
    • Giáo dục: Ứng dụng giáo dục sử dụng AR để tạo ra các mô hình 3D tương tác. Giúp người học hình dung rõ ràng và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn….

2. Giao diện tối giản lên ngôi

Qua rồi cái thời cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào mobile app khiến thiết kế rườm rà, rối mắt. Thiết kế mobile app bây giờ đề cao sự tối giản và linh hoạt. Tập trung vào nội dung chính, loại bỏ các yếu tố không cần thiết. Tạo cảm giác gọn gàng, dễ nhìn, tăng trải nghiệm người dùng. 

  • Xu hướng thiết kế tối giản chú trọng:
    • Bố cục đơn giản: Thay vì việc sử dụng quá nhiều yếu tố đồ họa gây rối mắt, phân tâm. Xu hướng bố cục bây giờ ưu tiên sự đơn giản, rõ ràng. Giúp người dùng dễ dàng tập trung và tìm ra điều mình muốn
    • Tiện lợi và linh hoạt: Nhịp sống thay đổi khiến người dùng ngày càng ưu tiên những ứng dụng tiện lợi và linh hoạt. Do đó, giao diện tối giản sẽ giúp người dùng thực hiện các tác vụ một cách mượt mà, nhanh chóng và hiệu quả. 
    • Màu sắc và font chữ: Sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ không còn là xu hướng phổ biến. Hiện tại, người dùng lại ưa chuộng kết hợp những tông màu chủ đạo tạo nên sự hài hòa cho giao diện mobile app

thiết kế giao diện mobile app

3. Tận dụng sức mạnh điện toán đám mây

Các ứng dụng dựa trên đám mây trở nên ngày càng phổ biến. Sức mạnh của điện toán đám mây giúp các ứng dụng phát huy được thế mạnh và khả năng mở rộng linh hoạt. 

  • Lợi ích khi sử dụng điện toán đám mây:
    • Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn: Thay vì lưu trữ dữ liệu trực tiếp trên thiết bị vừa tốn bộ nhớ lại ảnh hưởng hiệu suất. Giờ đây, dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ đám mây, giúp tiết kiệm dung lượng và tăng khả năng bảo mật.
    • Cập nhật nhanh chóng: Nhờ cập nhật dữ liệu tự động từ đám mây, người dùng có thể nhanh chóng nâng cấp phiên bản mobile app mới nhất
    • Hợp tác hiệu quả: Ứng dụng công việc cũng thuận tiện và hiệu quả hơn nhờ khả năng chia sẻ mọi lúc, mọi nơi. Giúp tăng khả năng liên kết, phản hồi nhanh chóng để hoàn thành công việc
    • Tích hợp với các dịch vụ khác: Các ứng dụng có thể dễ dàng kết nối với các dịch vụ khác như Google Drive, Dropbox,…. Điều này giúp tăng tính năng và khả năng tương tác khi sử dụng mobile app

mobile app &cloud

4. Sử dụng trí tuệ nhân tạo

Những tiến bộ AI cũng đã góp phần làm thay đổi cách người dùng tương tác với các mobile app. Từ sự ra đời của các trợ lý ảo đến khả năng tự động hóa các tác vụ. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng mobile app được xem như một bước tiến quan trọng trong xu hướng thiết kế mới. 

  • Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mobile app: 
    • Tự động hóa các tác vụ: Tiết kiệm thời gian cho người dùng bằng cách tự động hóa các tác vụ đơn giản
    • Tương tác AI thông minh: Giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Tạo ra trải nghiệm tương tác mới mẻ và tăng mức độ hài lòng
    • Nhận diện âm thanh, hình ảnh: Khả năng nhận diện thông qua hình ảnh và giọng nói giúp tăng sự tiện lợi và linh hoạt cho mobile app
    • Phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán: Từ dữ liệu thu thập được để phân tích thói quen, sở thích, đưa ra dự đoán về hành vi. Từ đó điều chỉnh mobile app, tối ưu trải nghiệm người dùng

mobile app & AI

5. Chú trọng vấn đề bảo mật

Sự phát triển của mobile app kéo theo yêu cầu về bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Do đó, việc xây dựng những ứng dụng an toàn và đáng tin cậy là điều vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ bảo mật khi thiết kế và vận hành app. Đây được xem là xu hướng tất yếu và cần được chú trọng

  • Tăng cường bảo mật trong mobile app:
    • Các biện pháp bảo mật: Tăng cường các biện pháp bảo mật cần thiết như: Mã hóa dữ liệu, xác thực 2 yếu tố, yêu cầu mật khẩu,…
    • Giải pháp bảo mật tiên tiến: Ứng dụng công nghệ blockchain, sinh trắc học, AI trong các biện pháp bảo mật 
    • Vấn đề quyền riêng tư: Tránh thu thập dữ liệu quá mức và sử dụng sai mục đích. Xây dựng hệ thống minh bạch, rõ ràng về chính sách bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. 

Bảo mật mobile app

Là đơn vị uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế app, Halink Software luôn không ngừng cải tiến và cập nhật những xu hướng thiết kế mới nhất. Tất cả nhằm đem đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu và giúp doanh nghiệp tối đa hóa mục tiêu, lợi nhuận. Do đó, nếu bạn ấp ủ một dự án thiết kế mobile app, hãy liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 6319 để Halink Software tư vấn và hỗ trợ bạn nhé!

]]>
Top 7 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay https://halinksoftware.vn/top-7-phan-mem-quan-ly-ban-hang-mien-phi-tot-nhat-hien-nay/ Thu, 26 Sep 2024 09:10:46 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1426 Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ hiệu quả cho các cá nhân, chủ shop và cả doanh nghiệp lớn nhỏ. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phần mềm quản lý bán hàng miễn phí, uy tín và dễ sử dụng? Cùng Halink Software điểm danh top 7 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay nhé!

Phần mềm quản lý bán hàng là gì?

Phần mềm quản lý bán hàng là một ứng dụng được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa hoạt động bán hàng. Trong phần mềm quản lý bán hàng sẽ được tích hợp các công cụ để hỗ trợ các nghiệp vụ trong quá trình bán hàng như: nhập kho, quản lý sản phẩm, tồn kho, quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng,… Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng miễn phí và có trả phí được thiết kế sẵn.

Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng: Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng mang đến nhiều lợi ích nổi trội như:

      • Tối ưu hiệu quả quản lý: Tự động hóa các quy trình quản lý hoạt động bán hàng một cách chặt chẽ, nhanh chóng và chính xác
      • Hỗ trợ đưa ra quyết định: Kịp thời cung cấp báo cáo chi tiết, phân tích dữ liệu để hỗ trợ đưa ra quyết định kinh doanh 
      • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Giúp kiểm soát hoạt động bán hàng, từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng, xử lý khiếu nại hiệu quả.
      • Giảm thiểu rủi ro như: Mất thông tin khách hàng, sai sót số liệu, rủi ro do không nắm được số liệu tồn kho,…
      • Tiết kiệm thời gian: Giảm bớt thời gian cho các việc như tính toán số liệu, kiểm tồn kho, công nợ,… 
      • Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu nhân sự, giấy tờ, chi phí hàng tồn kho và bảo trì.
      • Góp phần quan trong trong quá trình chuyển đổi số,  nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số hỗ trợ bán hàng như thế nào?

 

phần mềm quản lý bán hàng miễn phí

Tiêu chí khi lựa chọn phần mềm bán hàng 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được phần mềm phù hợp. Một số tiêu chí quan trọng có thể tham khảo như: 

    • Tính năng phù hợp: Không phải cứ phần mềm nào có nhiều tính năng là tốt nhất. Quan trọng là các tính năng đó có phù hợp với nhu cầu của bạn hay không. Hãy xác định rõ ràng xem doanh nghiệp, cửa hàng của bạn đang cần những tính năng nào. Và có thể tránh những tính năng không cần thiết khiến phức tạp hóa việc sử dụng và tăng chi phí vận hành
    • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng: Hãy ưu tiên chọn các phần mềm có giao diện rõ ràng, dễ hiểu giúp nhân viên nhanh chóng làm quen và sử dụng hiệu quả. Các thao tác phải được tối ưu hóa, giảm thiểu các bước không cần thiết.
    • Hiệu suất ổn định: Để đảm bảo quá trình vận hành ổn định và ít gặp rủi ro do ngưng trệ hệ thống. Hãy tham khảo và cân nhắc những phần mềm có tốc độ xử lý tốt và hoạt động ổn định theo thời gian
    • Chi phí hợp lý: Đừng ham rẻ, hãy cân nhắc ngân sách phù hợp với chất lượng và hiệu quả phần mềm mang lại. Và lưu ý về các chi phí phát sinh như phí bảo trì, nâng cấp, đào tạo, ….
    • Bảo mật dữ liệu: Đây cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nên chọn phần mềm có cơ chế sao lưu và độ bảo mật cao để phòng ngừa rủi ro mất dữ liệu. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn dữ liệu khách hàng và bí mật kinh doanh.

Phần mềm quản lý bán hàng

Top 7 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất hiện nay

1. BigSeller

BigSeller là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí đa kênh. Hỗ trợ quản lý và vận hành các gian hàng đến từ nhiều nền tảng như TikTok, Lazada, Shopee…

  • Các tính năng nổi bật:
    • – Quản lý tập trung, đồng bộ nhiều nền tảng
    • – Có thể chỉnh sửa, sao chép sản phẩm đồng loạt một lúc nhiều nền tảng
    • – Hỗ trợ quản lý và theo dõi đơn hàng
    • – Hỗ trợ quản lý tồn kho và quản lý sản phẩm
    • – Tự động tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu tổng quan và chi tiết
  • Phù hợp với: Cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh online trên nhiều nền tảng. Cần một giải pháp phần mềm để đồng bộ, tối ưu quá trình vận hành. 
  • Hạn chế: BigSeller cung cấp phiên bản miễn phí vĩnh viễn với đầy đủ các tính năng. Tuy nhiên, phiên bản phần mềm quản lý bán hàng miễn phí này cũng có giới hạn là chỉ được kết nối tối đa 5 shop, xử lý không quá 3000 đơn. Bên cạnh đó, phiên bản miễn phí cũng không được hưởng một số đặc quyền như phiên bản VIP trả phí khác

Bigseller

2. Dân Trí Soft

Dân Trí Soft ra mắt từ năm 2015 và là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí được sử dụng vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Là phần mềm chuyên dụng cho các lĩnh vực bán lẻ – sỉ. Phần mềm được tích hợp với các thiết bị phần cứng khác như máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn,…. Giúp chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng và tránh thất thoát hàng hóa.

  • Các tính năng nổi bật:
    • – Hỗ trợ lên đơn, bán hàng và tính tiền
    • – Quản lý báo cáo theo ngày, tuần, tháng và năm
    • – Khả năng tích hợp với các thiết bị hỗ trợ khác như mã vạch, máy in,…
    • – Có thể hoạt động cả online và offline
    • – Kết nối với điện thoại thông minh để nhân viên có thể order
    • – Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Phù hợp với: Các mô hình bán lẻ, đại lý, quán cafe, quán ăn, nhà hàng, quán karaoke, quán bida,…
  • Hạn chế: Với phiên bản phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Dân Trí Soft, bạn chỉ có thể sử dụng để quản lý doanh thu, hóa đơn. Danh mục quản lý kho, thu chi, khuyến mãi cần được nâng cấp mua bản quyền.

dân trí soft

3. An Việt Soft

An Việt Soft là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí offline với giao diện thuần Việt được nhiều cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ lựa chọn. Đây là phần mềm sẽ giúp chủ cửa hàng quản lý hệ thống chuỗi cửa hàng một cách chi tiết và hiệu quả

  • Các tính năng nổi bật
    • – Hỗ trợ quản lý chuỗi hệ thống kinh doanh và chi nhánh
    • – Hỗ trợ quản lý khách hàng
    • – Báo cáo từ xa
    • – Lưu trữ lịch sử chỉnh sửa trong hệ thống
    • – Dễ dàng nhập xuất dữ liệu ra file Excel
  • Phù hợp với: Những cửa hàng kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Ví dụ như: cửa hàng bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, siêu thị mini, cửa hàng thời trang,…. Đặc biệt có tính năng quản lý chuỗi cửa hàng dành cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh
  • Hạn chế: Giao diện cũ còn đơn sơ, hạn chế, chưa tối ưu cho sử dụng. Không thể chèn hình ảnh vào thông tin sản phẩm. 

An Việt Soft

 

 

4. Winta Sale

Winta Sale là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí, hỗ trợ quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh tại một hoặc nhiều địa điểm, chi nhánh. Đây là phần mềm hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi dễ sử dụng và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp

  • Các tính năng nổi bật: 
    • – Hỗ trợ quản lý nhập xuất hàng hóa 
    • – Hỗ trợ quản lý doanh thu, sổ quỹ tiền mặt. Tự động cảnh báo công nợ khách hàng
    • – Quản lý xuất nhập tồn, tự động cảnh báo hàng tồn kho. 
    • – Quản lý hoa hồng và hợp đồng cho nhân viên
    • – Có chức năng chăm sóc và hỗ trợ cho khách hàng như: Tích điểm, gửi email marketing, SMS,…
    • – Có thể trích xuất dữ liệu ra các phần mềm khác như word, excel, pdf,… để thuận tiện cho việc báo cáo
  • Phù hợp với: Nhiều loại hình kinh doanh vừa và nhỏ như siêu thị mini, kho hàng, văn phòng phẩm, cửa hàng thời trang,…
  • Hạn chế: Khả năng tùy chỉnh hạn chế, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phức tạp. Giao diện cũ, chưa thực sự tối ưu cho việc sử dụng

winta sale

5. Loyverse POS

 Loyverse POS là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thông minh. Biến chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng thành máy POS mạnh mẽ. Giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng của mình

  • Các tính năng nổi bật: 
    • – Quản lý kho, quản lý sản phẩm hiệu quả. Có thể tùy chọn giá, mô tả và chèn hình ảnh, tạo danh mục sản phẩm. Tự động cảnh báo khi tồn kho dưới mức cài đặt
    • – Quản lý và chăm sóc khách hàng thân thiết, tích điểm, gửi thông báo cho khách hàng. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng.
    • – Kết nối máy in hóa đơn, máy quét mã vạch và két tiền.
    • – Phân tích, tổng hợp và báo cáo bán hàng: Xem doanh thu, phân tích và truy xuất dữ liệu bán hàng
    • – Quản lý nhân viên: theo dõi doanh số từng nhân viên. Cập nhật tiến trình làm việc của nhân viên theo giờ để dễ dàng quản lý từ xa
  • Phù hợp với: Phù hợp với nhiều hình thức kinh doanh như cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quán cafe, quán trà sữa, thẩm mỹ viện, spa,… các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ
  • Hạn chế: Phiên bản miễn phí không thể sử dụng các tính năng nâng cao như phân quyền quản lý; theo dõi thời gian và doanh số bán hàng của từng nhân viên; xem báo cáo và quản lý hàng tồn,…

Loyverse POS

6. Toko Tech

Toko Tech là phần mềm hỗ trợ việc quản lý các điểm bán hàng, xử lý đơn hàng online/offline, quản lý kho và đưa ra báo cáo chi tiết. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp

  • Các tính năng nổi bật: 
    • – Bán hàng tại quầy, quản lý đơn hàng online/offline
    • – Cùng lúc quản lý nhiều kho và điểm bán hàng
    • – Tích hợp được nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau như: Giaohangnhanh, Viettel Post,…
    • – Hỗ trợ tích hợp với gian hàng trên các sàn Thương Mại Điện Tử 
    • – Phân tích, tổng hợp, tạo báo cáo với hiển thị dạng đồ họa trực quan giúp dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh
    • – Sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng truy cập bất cứ khi nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối Internet và tài khoản đăng nhập.
  • Phù hợp với: Các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng kinh doanh online, nhà phân phối, đại lý,… và các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.
  • Hạn chế: Vì là phần mềm miễn phí nên Toko Tech chỉ đáp ứng được những chức năng đơn giản, cơ bản. Và tất nhiên sẽ có giới hạn về tính năng so với các phần mềm quản lý bán hàng cao cấp khác

phần mềm bán hàng Toko Tech

 

7. Sale Kit

Sale Kit là một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quản lý hiệu quả các hoạt động bán hàng của mình. 

  • Các tính năng nổi bật: 
    • – Hỗ trợ quản lý bán hàng đồng bộ các kênh từ Website, Facebook, Cửa hàng offline đến Sàn TMĐT…
    • – Đo lường, thống kê doanh số từng kênh, từng cửa hàng và quản lý tồn kho sản phẩm.
    • – Quản lý số liệu nhập – xuất hàng, quản lý công nợ nhà cung cấp,…
    • – Quản lý nhân viên, hỗ trợ phân quyền và theo dõi, đo lường  năng suất làm việc, doanh thu, KPI của từng nhân viên trong hệ thống…
  • Phù hợp với: Các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trên đa nền tảng. Tập trung chủ yếu vào các kênh bán hàng online với đa dạng các lĩnh vực
  • Hạn chế: Phiên bản phần mềm quản lý bán hàng miễn phí của Sale Kit có thể sử dụng trọn đời. Tuy nhiên, phiên bản này sẽ có những hạn chế về dung lượng và một số tính năng nâng cao. Ngoài ra, số lượng đơn hàng, website, khách hàng và nhân viên sử dụng cũng bị giới hạn

Sale Kit

Với những gợi ý về top 7 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí trên, hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Còn nếu bạn có những yêu cầu đặc biệt hơn hoặc muốn thiết kế phần mềm bán hàng được tùy chỉnh hoàn toàn theo quy trình kinh doanh của mình, Halink Software có thể giúp bạn. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ mang đến phần mềm phù hợp với chi phí tối ưu và chất lượng nhất. Liên hệ 1800 6319 để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!

]]>
ERP là gì? CRM là gì? 5 điểm khác biệt quan trọng giữa ERP và CRM? https://halinksoftware.vn/erp-la-gi-crm-la-gi-5-diem-khac-biet-quan-trong-giua-erp-va-crm/ Wed, 25 Sep 2024 09:06:06 +0000 https://halinksoftware.vn/?p=1390 ERP CRM được biết đến là 2 công cụ mạnh mẽ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đây cũng là hai cái tên thường được nhắc đến cùng nhau khiến nhiều người mơ hồ và nhầm lẫn.

Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ERP và CRM để lựa chọn được giải pháp phù hợp. Bài viết này sẽ giải thích rõ “ERP là gì? CRM là gì? 5 điểm khác biệt quan trọng giữa ERP và CRM“. Cùng Halink Software tìm hiểu nhé!

CRM&ERP

ERP và CRM là gì?

  • ERP là gì?
    • ERP (Enterprise Resource Planning) hay hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, là giải pháp phần mềm hỗ trợ quá trình hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Giúp quản lý tổng thể doanh nghiệp.
    • – Chức năng của ERP: Tích hợp và tự động hóa các hoạt động kinh doanh, từ tài chính, nhân sự đến sản xuất, kho vận,… Tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động.

=> Tìm hiểu thêm về ERP

Hệ thống ERP

  • CRM là gì?
    • CRM (Customer Relationship Management) hay quản lý quan hệ khách hàng: Là giải pháp phần mềm quản lý mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng hiện có, tiếp cận được khách hàng mới và nâng cao doanh số
    • – Chức năng của CRM: Thu thập và phân tích dữ liệu từ các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bao gồm các hoạt động bán hàng, tiếp thị, hỗ trợ khách hàng,… Từ đó, nắm bắt nhu cầu khách hàng và đề ra giải pháp phù hợp để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và gia tăng doanh số

=> Tìm hiểu thêm về CRM

CRM

Điểm tương đồng giữa ERP và CRM

Không phải tự nhiên mà hệ thống ERP và CRM thường được nhắc đến cùng nhau và khiến nhiều người mơ hồ, nhầm lẫn. Nhìn chung, ERP và CRM có nhiều điểm tương đồng đáng kể như: 

    • – Đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản trị doanh nghiệp. 
    • – Đều có khả năng tự động hóa quy trình. Giúp doanh nghiệp tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, giảm thiểu lỗi thủ công và cải thiện hiệu suất làm việc.
    • – Đều dựa trên việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định

CRM &ERP

5 điểm khác biệt quan trọng giữa hệ thống ERM và CRM

Tuy cả 2 hệ thống ERP và CRM đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Nhưng về căn bản, 2 hệ thống này có rất nhiều điểm khác biệt: 

Thứ nhất – Về mục tiêu:

      • ERP: Nâng cao lợi nhuận thông qua việc tối ưu nguồn lực giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động
      • CRM: Thúc đẩy bán hàng, nâng cao doanh thu, lợi nhuận thông qua việc quản lý tốt mối quan hệ với khách hàng

Thứ 2 – Về nhiệm vụ và phạm vi: 

      • ERP: Quản lý tổng quan mọi hoạt động trong doanh nghiệp: Từ nhân sự, tài chính – kế toán, cho đến sản xuất, bán hàng, quản lý kho,….
      • CRM: Chỉ quản lý các hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng như: Quản lý hoạt động bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng,…

Thứ 3 – Về đối tượng quản lý: 

      • ERP: Quản lý toàn bộ các phòng ban và bộ máy của doanh nghiệp như: Kế toán – tài chính, Nhân sự, Dự án, Sản xuất, Marketing,…
      • CRM: Các bộ phận làm việc liên quan đến khách hàng như: Bộ phận Sale, Marketing, Chăm sóc khách hàng và các bộ phận liên quan đến việc thu thập thông tin, dữ liệu khách hàng

KHÁC NHAU CRM

Thứ 4 –  Về cơ sở dữ liệu:

      • ERP: Lưu trữ đa dạng và đặc thù các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thông tin sản phẩm, nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, dữ liệu tài chính, thông tin nhân sự,… Được tổng hợp từ nhiều phòng ban khác nhau trong quá trình hoạt động
      • CRM: Lưu trữ, quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến khách hàng như: thông tin liên lạc, lịch sử mua hàng, sở thích, hành vi mua sắm,… Được tổng hợp từ các hoạt động giữa khách hàng và doanh nghiệp

Thứ 5 – Về quy mô doanh nghiệp và chi phí

      • ERP: Được sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều phòng ban và đòi hỏi quy tình quản lý phức tạp. Thường có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí hơn so với CRM
      • CRM: Được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp cả lớn và nhỏ nhờ đặc điểm gọn nhẹ. Thường ít phức tạp và tốn ít chi phí hơn so với ERP

Nên chọn ERP hay CRM để tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp? 

Không thể nói ERP hay CRM tối ưu hơn vì về căn bản, 2 hệ thống phần mềm này đảm nhận những chức năng khác nhau và đều hướng tới mục tiêu cao nhất là gia tăng lợi nhuận. Vậy nên, với những doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ để chuẩn hóa quy trình hoạt động ngay từ ban đầu thì vẫn nên tích hợp cả ERP và CRM

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn không đủ nguồn lực để cùng lúc ứng dụng cả hai thì nên cân nhắc những yếu tố sau để ra quyết định phù hợp:

  • Hoạt động doanh nghiệp: Nếu lợi nhuận doanh nghiệp bạn phụ thuộc nhiều vào khách hàng thay vì quy trình hoạt động thì nên chọn CRM. Ngược lại nên chọn ERP
  • Quy mô: CRM phù hợp với hầu hết doanh nghiệp liên quan đến bán hàng, kinh doanh bất kể lớn nhỏ. Còn ERP sẽ tối ưu hơn với những doanh nghiệp vừa và lớn có nhiều phòng, ban, quy trình quản lý phức tạp
  • Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn đầu, CRM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và tạo dựng danh tiếng trên thị trường. Khi doanh nghiệp phát triển, số lượng phòng ban và nhân sự tăng ERP sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành nhờ khả năng quản lý tập trung và tự động hóa quy trình
  • Ngân sách: Thường thì CRM sẽ tốn ít ngân sách hơn so với ERP, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp.

ERP hay CRM

Bên cạnh đó, để hai hệ thống này phát huy hiệu quả và tối ưu chi phí, cần lựa chọn đơn vị thiết kế phù hợp. Halink Software với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế phần mềm và phát triển thành công hệ thống phần mềm CRM và ERP cùng nhiều doanh nghiệp. Do đó, để được tư vấn kỹ hơn về thiết kế hệ thống ERP và CRM, bạn có thể liên hệ Halink Software qua tổng đài miễn cước 1800 6319 để được tư vấn và báo giá tốt nhất

]]>